Những cách sử dụng AI trong làm văn của học sinh
Từng thử sử dụng công cụ AI để phân tích văn,ấmđiểmngữvănthờChơi game Gia Bảo (lớp 10, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, TP.HCM) chia sẻ dữ liệu thu thập được chủ yếu là tổng hợp kiến thức thường có trên mạng, đối với những dạng đề phức tạp thì khi nhập câu lệnh cho ra kết quả không như mong muốn.
"Những dạng đề yêu cầu thêm sự sáng tạo, nêu suy nghĩ của học sinh thì AI không thể đáp ứng.Vì thế, thay vì dùng thời gian để loay hoay nhập câu lệnh thì học sinh nên tự sàng lọc ý, dựa trên đó để hỗ trợ bài làm", Gia Bảo nói.
Còn Thùy Trâm (lớp 10, Trường THPT Hùng Vương, TP.HCM) cho biết, các câu trả lời do AI viết thường là kiến thức chung, dễ nhận diện và tiếp thu nên có thể dựa trên đó để bổ sung bài, đừng nên lạm dụng.
"Em chưa có ý định dùng AI để viết văn nhưng nếu có thì chỉ tham khảo phần tiếng Việt. Theo em AI chỉ nên để tham khảo, còn nộp cho thầy cô thì học sinh sẽ dựa trên suy nghĩ và ý của mình, tránh tạo thói quen phụ thuộc, làm ảnh hưởng kết quả học tập", nữ sinh chia sẻ.
Nhận diện AI trong bài làm của học sinh
Thầy Trịnh Văn Khoát, giáo viên ngữ văn, Trường THPT Võ Văn Kiệt TP.HCM, chia sẻ, AI hiện nay có thể tạo lập các loại văn bản nhưng chưa thể đạt chất lượng và tiêu chuẩn như con người. AI có thể làm khá tốt văn bản nghị luận xã hội và hành chính nhưng các văn bản nghị luận văn học thì chưa thể.
Từng gặp vài trường hợp học sinh sử dụng AI để viết văn, thầy Khoát chỉ ra, phần phân tích của AI thường có một số đặc điểm nhận diện như: câu từ, diễn đạt tương đối chỉn chu và gãy gọn nhưng bài thường có cấu trúc không rõ ràng, thiếu một số ý theo yêu cầu của giáo viên dạy trên lớp; văn phong không có cảm xúc; sử dụng nhiều từ ngữ trung tính, tính chất sáo rỗng; chưa biết cách phân tích mà chủ yếu là nhận định chung chung.
Đối với những trường hợp bê nguyên văn của AI, thầy Khoát yêu cầu học sinh làm lại, đồng thời khuyên các em chỉ nên tham khảo hoặc nhờ AI dựng dàn ý thì có thể chấp nhận.
Theo thầy, việc giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng AI để làm các gợi ý, phác thảo khung sườn cho bài làm cũng là điều nên khuyến khích. Tuy nhiên, học sinh chỉ dùng AI như một công cụ hỗ trợ giúp học tập hiệu quả.
"AI cũng chưa phát triển đến mức có thể phân tích được những yếu tố nghệ thuật trong văn bản. Giáo viên chỉ cần đọc bài làm cẩn thận là có thể nhận ra những điểm bất hợp lý", thầy cho biết.
Còn thầy Trần Vũ Phi Bằng, giáo viên ngữ văn Trường THCS Phước Bình, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết, đầu năm học sẽ có những bài viết ngắn hoặc viết đoạn cho học sinh làm tại lớp để đánh giá, qua đó giáo viên nắm bắt được năng lực ngôn ngữ của các em đầy đủ và chính xác.
"Khi đã nắm bắt được năng lực của học sinh, thì việc các em sử dụng AI sẽ dễ bị phát hiện. Bởi lẽ chẳng thể nào qua vài hôm mà năng lực ngôn ngữ thay đổi hoàn hảo được", thầy Bằng nói.
Thay đổi để viết văn không là nỗi ám ảnh
Theo thầy Phi Bằng, giáo viên khi đến lớp cần giảng bài bằng tất cả tình cảm, năng lực tốt nhất, giúp các em nhận thức việc học văn, làm văn là học làm người chân chính hướng đến chân-thiện-mỹ.
"Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể phương pháp làm bài, tránh kiểu làm rập khuôn, theo mẫu chung. Bên cạnh đó khuyến khích, trân trọng sự sáng tạo của các em, luôn đánh giá cao những bài học sinh thực làm và làm hay, không nên quá đề cao điểm số và nên có nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá. Khi tiết văn nhẹ nhàng và viết văn không còn là nỗi ám ảnh thì các em sẽ không sử dụng AI", thầy Bằng chia sẻ.
Còn với thầy Khoát, muốn học sinh hứng thú thì nên cho học sinh viết về những chủ đề mà các em quan tâm. Giáo viên cũng cần tôn trọng những sáng tạo của học sinh trên tinh thần góp ý định hướng tích cực chứ không áp đặt về tư tưởng và hình thức. Biến việc viết văn để kiểm tra thành một hoạt động sinh hoạt môn học theo chủ đề hoặc dự án.
Cũng theo thầy Khoát, đối với học sinh các lớp thuộc tổ hợp tự nhiên, việc viết văn cũng khá khó khăn hay với một đề kiểm tra có phần điểm đọc hiểu chiếm 60% và phần viết chiếm 40% thì sẽ nảy sinh tình trạng một số em cảm thấy không cần quá đầu tư luyện kỹ năng viết.
"Giáo viên cần làm cho học sinh hiểu sự quan trọng của kỹ năng viết. Viết không chỉ để giải quyết công việc mà là một sự giải phóng cảm xúc, rèn luyện tư duy của bản thân", thầy chia sẻ.
Giảng viên không cấm, nhưng xử lý nghiêm nếu vi phạm
Ở bậc ĐH, qua một trường hợp bị trừ 50% điểm vì dùng AI viết tiểu luận, sinh viên cần hiểu rõ hạn chế và sử dụng công cụ AI như ChatGPT một cách thông minh.
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, thạc sĩ Võ Tấn Tài, giảng viên bộ môn tin học đại cương Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết cách hành văn của sinh viên và ChatGPT có khác biệt lớn về câu từ và ngữ nghĩa, nhất là luận văn sử dụng kiến thức chuyên ngành. "Vì vậy, sinh viên đừng lạm dụng ChatGPT để qua mặt giảng viên", thạc sĩ bày tỏ.
Muốn hạn chế tình trạng này, thạc sĩ Tài nhấn mạnh vai trò định hướng của giảng viên để sinh viên nắm rõ phạm vi, mức độ ứng dụng ChatGPT trong học tập. "Sau khi nghe khuyến cáo mà sinh viên vẫn vi phạm thì phải xử lý nghiêm, chẳng hạn trừ 70% số điểm, cấm thi hoặc cấm học môn đó. Giảng viên không cấm sinh viên sử dụng AI nhưng cần mạnh tay trong vấn đề này để sinh viên lựa chọn cách tiếp cận thông minh, tránh xảy ra sự việc đáng tiếc", ông nói.
Thầy Tài cũng gợi ý giảng viên kiểm tra, đánh giá sinh viên xuyên suốt quá trình học, thay vì tập trung vào giữa kỳ và cuối kỳ, nhờ đó sinh viên giảm áp lực điểm số, hạn chế gian lận trong thi cử.
Mặt khác, ra đề thi thuộc khối kiến thức cần sự sáng tạo mà AI chưa giải quyết được là cáchtiến sĩ Trần Thanh Tùng (Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) áp dụng hai năm trở lại đây. "Tôi cấm sinh viên sử dụng ChatGPT trong các môn cần đạt kiến thức, kỹ năng cơ bản. Ở những cấp độ phức tạp, sinh viên có thể sử dụng để hỗ trợ giải quyết vấn đề. Điều này giống việc tập làm toán thì phải tính tay, học lên cao mới được dùng máy tính bỏ túi", tiến sĩ Tùng chia sẻ.
Dưới góc độ người học, Nguyễn Thành Duy, học viên cao học ngành thống kê ứng dụng ĐH Strathclyde (Anh), đề xuất duy trì phương thức thi truyền thống là làm bài trên giấy và có giám thị trông coi để hạn chế "gian lận" bằng ChatGPT. Ngoài ra, Gia Minh (sinh viên ngành công nghệ thông tin, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành) cho biết khoa của mình có cách kiểm tra đạo văn và đặt ra quy định trùng lặp quá 30% sẽ bị trừ điểm, vượt mức 50-60% xem như rớt môn.